Hello Các Bạn học sinh tại IEA! Cô gởi bài viết này tới các con là học sinh cấp II và cấp II bị mất gốc Tiếng Anh. Gần đây thì cô nghe nhiều câu chuyện về việc học Tiếng Anh Tại Trung Tâm thì không có liên quan gì đến Tiếng Anh ở trường. Cô đưa ra các giả định tại sao các con lại có nhận định này.
Thứ nhất, việc các con bị mất gốc môn Tiếng Anh là một áp lực cho các con mỗi khi tới lớp. Đó là vì những lý do sau:
1. Cái môi trường luyện tập ngôn ngữ mới quá xa lạ với các con vì các con bao nhiêu năm đã hình thành ý thức Tiếng Anh là rất khó.
2. Việc luyện tập thói quen mới cũng sẽ xung đột với bộ não đã quen ở trong vùng an toàn “ lười nó cũng quen”.
3. Các con thấy mệt khi luyện tập phát âm, chán khi phải làm bài tập về nhà. Và cảm thấy cố gắng dường như là không mấy hiệu quả là bao.
4. Lại càng chán hơn khi vào lớp với kiến thức dường như chưa được trải nghiệm bao giờ.
Từ đó, con sẽ tìm ra các lý do để biện minh cho việc không muốn có liên lệ gì với môn Tiếng Anh là “ học những cái không có liên quan với ở trường.”
Thứ hai, các con thật sự thấy Tiếng Anh ở trung tâm không mấy là liên quan vì việc bị hỏng kiến thức làm cho con không thể học được cái trình độ cao như ở trường. Các con phải bắt đầu lại từ những cái căn bản. Vì chỉ có thể nạp được cái cao hơn khi đã có cái căn bản. Cô giả định, nếu để con vào học một trình độ cao tương dương ở trường, con sẽ chẳng hiểu gì và lại càng làm con thấy căng thẳng hơn. Nhưng khi con đã nạp được nhưng cái thấp hơn. Con có thể nói được những câu đơn giản trước và hiểu được những bài ngữ pháp căn bản. Từ đó, con sẽ có động lực tiếp để đạt những cái cao hơn. Một khi, tư duy của con về Tiếng Anh chịu thay đổi và con dành thời gian ưu tiên cho Tiếng Anh, thì khoản thời gian con lấy kiến thức căn bản là 2 năm và thời gian còn lại, con sẽ tăng tốc để đạt những mục tiêu cao hơn.
Việc Tiếng Anh là gắn liền với cuộc sống và sự nghiệp với mỗi người chúng ta như thế nào thì chắc các con đã được nghe nhiều và cũng đủ nhận thức để hiểu và quyết định.
Thứ ba, thực tế cho thấy, các sách học tại trung Tâm là phiên bản Quốc Tế. Những bộ sách cho ta rất nhiều kiến thức và văn hóa từ Châu Âu. Nếu các con cho rằng, sách tại trung tâm không giống sách ở trường nên sẽ không liên quan. Thì cô hỏi các con, là nếu cô lại cho các con học lại những gì ở trường đã học hoặc học trước nội dung bài học ở trường thì điều gì sảy ra?
Lượng kiến thức là giống nhau, Lượng từ vựng cũng không khác. Ngữ pháp cũng vậy. Vậy ba mẹ các con bỏ tiền ra để các bạn đi học tại trung tâm để làm gì?
Nếu các bạn nói kiến thức không giống ở trường thì các bạn trả lời cô những câu hỏi này nhé.
1. Ở trường có học ngữ pháp nào khác ngữ pháp ở trung tâm dạy các bạn không? Trung tâm dạy các bạn các thì trong Tiếng Anh, Hiện Tại, quá khứ và tương lai. Các cấu trúc câu trong văn nói và văn viết. Vậy những cái này lẽ nào ở trường không dạy các bạn?
2. Từ vựng, các bạn được tiếp thu lượng từ vựng cả ở trung tâm và ở trường, sẽ có những từ đã học và những từ chưa, tuy nhiên nhiều từ vựng cho các bạn hơn là không tốt cho các bạn?
3. Chỉ có điều này thì chắc là không có ở trường; đó là tại trung tâm các bạn được luyện tập các mẫu câu và cách dùng, được đưa vào ngữ cảnh thực tế, được cô chỉnh phát âm và dạy nhiều loại mẫu câu mới để dùng vào văn viết và văn nói. Thời gian luyện tập giao tiếp trên lớp là liên tục suốt 2 giờ.
Thực vậy, nếu các bạn theo học Tiếng Anh từ lớp 1 hoặc lớp 2, thì việc sách học giống hay không giống ở trường là không quan trọng nữa. Vì các bạn học ở trung tâm kiến thức được nạp vào cao hơn và nhanh hơn trương trình học ở trường hai đến ba lớp. Cô cho Ví dụ: Các bạn học sinh học tới lớp năm tại trung tâm đã có chứng chỉ flyers thực hiện kỳ thi đầu vào trường chuyên mà không cần luyện đề. Lượng kiến thức của các bạn đủ để đạt điểm 6-7 trên đề thi khó cấp chuyên. Các bạn năm nay vào lớp 6 và lượng kiến thức chắc đủ để chuẩn bị thi chứng chỉ KET mà cho dù là học sinh học tại trường học cấp III cũng chưa chắc đạt được. Và đây là lý do tại sao chúng ta phải đi học Tiếng Anh từ sớm.
Với bài nói này, cô mong các con có cái nhìn sâu hơn và mở cửa chấp nhận Tiếng Anh là một thực tế, vì chỉ có như thế mới giúp ích được cho con đường học vấn của con.